Quan điểm Đào Thế Tuấn

Thực trạng Nông dân Việt Nam

  1. Thu nhập còn quá thấp;
  2. Giá đất nông nghiệp thấp (tài sản duy nhất của nông dân định giá quá thấp và không được bảo vệ);
  3. Ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất so với các tầng lớp khác, nhất là về giáo dục, y tế;
  4. Sống trong điều kiện môi trường càng ngày càng ô nhiễm;
  5. Đã nghèo lại luôn bị nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoành hành;
  6. Thương mại không công bằng, người dân luôn bị ép giá;
  7. Thiếu các phương tiện, công cụ để giảm, thoát nghèo, như cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, khó tiếp cận vốn, lao động trẻ khỏe xa rời nông nghiệp.[4]

Quản lý nhà nước

Có một sự hiểu nhầm rằng, phát triển nông nghiệpphát triển nông thôn là một, và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT lo về phát triển nông thôn. Trên thực tế, Bộ này chưa làm được gì nhiều cả. Ngày trước, việc phát triển nông thôn do Bộ máy bên Đảng làm, có Ban Nông nghiệp TƯ lo tất cả các vấn đề về nông thôn như cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, xây dựng nông thôn như thế nào..., được cụ thể trong Chỉ thị 100, Nghị quyết TƯ 10... Bây giờ, đưa nông thôn về Bộ NN-PTNT, trong khi Bộ hầu như chỉ lo phát triển sản xuất và phòng chống thiên tai, mà lẽ ra phòng chống thiên tai là do Bộ Tài nguyên - Môi trường phải làm. Nên mỗi lần có thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTTN lại phải chạy khắp các địa phương để chỉ đạo, không có thì giờ để lo phát triển nông thôn.
— Đào Thế Tuấn [5]

Ruộng đất và lao động

Việt Nam có sự hiểu nhầm về chuyện phát triển nông nghiệp tốt thì phát triển nông thôn tốt vì nông nghiệp đi lên kéo theo nông thôn phát triển. Thực tế không phải như vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất còn nông thôn là lãnh thổ. Hầu như tất cả các bộ, ngành của ta đều có bộ phận lo về nông thôn, như Giáo dục, Y tế rồi LĐ-TBXH... Vậy tại sao lại giao cho một bộ phụ trách cả công việc lớn như vậy?... Hiện nay, trong phát triển nông thôn có hai vấn đề lớn: ruộng đất và lao động, nhưng Bộ NN-PTNT lại không được quản lý.
— Đào Thế Tuấn [5]

Tam nông

Vấn đề nông nghiệp, nông dânnông thôn nước ta hiện nay, về thực chất, là vấn đề phát triển bền vững. Nếu công cuộc Đổi mới của nước ta dẫn đến một sự phân hoá xã hội quá mức, tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thì sự phát triển sẽ không bền vững. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau, song, nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc được.
— Đào Thế Tuấn [5]
Có điều chúng ta mải mê theo học thuyết Mác Lê nin, mà quên đi nhiều học thuyết khác, ví dụ lý luận của nữ tác giả người Thụy Điển Boserup, giải thích các điều kiện để có thể đa canh, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Theo học thuyết, dân số là động cơ để người ta phát triển đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
— Đào Thế Tuấn [4]